Tuesday, January 7, 2014

Thiết Giáp VNCH 1961-1969


Mũ BÊ RÊ ĐEN VÀ ANH LÍNH THIẾT GIÁP

Chiến Sử Thiết Giáp Vnch: Thời Sôi Động 1961-1969
Tác giả : Vương Hồng Anh

Trong số trước, VB đã lược trình chiến sử của binh chủng Thiết giáp QL.VNCH trong giai đoạn sơ khởi (1951-1954) và giai đoạn hình thành (1955-1960). Sau đây là phần lược sử về sự phát triển của lực lượng Thiết giáp QL.VNCH trong giai đoạn từ 1961 đến 1969.

* Thiết vận xa M 113 và cuộc thử nghiệm trên chiến trường Việt Nam:
Cuối năm 1961, CSBV gia tăng hoạt động quân sự tại miền Nam, tiến hành hàng loạt cuộc tấn công vào vị trí phòng thủ của các đơn vị VNCH. Trước diễn biến của tình hình, Hoa Kỳ đã tăng cường yểm trợ quân sự và kinh tế cho Việt Nam Cộng Hòa. Trong số những quân dụng được Hoa Kỳ chuyển giao cho Việt Nam Cộng Hòa có loại xe Thiết giáp M 113. Ban đầu, các xe này được đem huấn luyện và trắc nghiệm trong các cuộc hành quân bộ binh sử dụng cơ giới trong yểm trợ. Tuy nhiên, bộ chỉ huy Thiết giáp yêu cầu các M 113 phải được những quân nhân Thiết giáp xử dụng và Trường Thiết giáp nằm trong Liên trường Võ khoa Thủ Đức có nhiệm vụ huấn luyện M 113.

Cuộc chuyển giao đầu tiên diễn ra vào ngày 30 tháng 2/1962 với 32 chiếc M 113, trong đó 30 chiếc giao cho hai đại đội cơ giới, mỗi đại đội có 15 chiếc. Theo tổ chức, mỗi đại đội có 3 chi đội chiến đấu và 1 chi đội yểm trợ, mỗi chi đội chiến đấu có 3 M 113, chi đội yểm trợ có 4 chiếc M 113, trong đó có 3 chiếc được gắn súng cối 60 ly và 3 súng phóng hỏa tiễn 3.5 và một ban chỉ huy đại đội có 2 M 113, một dành cho đại đội trưởng và một cho đội Bảo trì và sửa chữa, chỉ có tài xế và xa trưởng là quân nhân thuộc binh chủng Thiết giáp, trong khi các xạ thủ súng máy tuyển từ các đơn vị Bộ binh nên chưa có nhiều kinh nghiệm phải kéo dài huấn luyện từ 6 lên 9 tuần lễ. Hai đại đội này chính thức xuất quân vào ngày 11-6-1962, và bộ chỉ huy chiến trường quyết định đưa hai đơn vị này xuống đồng bằng Cửu Long để bảo vệ trục lộ huyết mạch nối miền Tây với Sài Gòn. Hai đại đội đặt thuộc quyền điều động của bộ Tư lệnh Sư đoàn 7 và Sư đoàn 21 Bộ binh, sau đó được cải biến thành đại đội 7 và đại đội Cơ giới M 113.

Theo học thuyết quân sự Hoa Kỳ, loại M 113 được dùng như một loại “taxi chiến trường” mang quân đến tận trận địa rồi đội quân xuống bộ tấn công mục tiêu, thế nhưng trên chiến trường VN, kinh nghiệm cho thấy đem lực lượng BB tới sát mục tiêu thường bị tổn thất nặng, khả năng di động bị hạn chế tối đa, phải hy sinh khả năng yểm trợ của Thiết vận xa. Từ những kinh nghiệm đó, các đại đội Cơ giới đã linh động trong chiến thuật, các quân nhân trên mỗi xa đội thường ngồi trên chiến xa để chiến đấu, chỉ nhảy ra khỏi xe khi vị trí địch quân bị tràn ngập hoặc khu vực đó đã được lục soát kỹ. Các Thiết quân vận M 113 qua sự sử dụng của Thiết giáp binh VNCH đã trở thành loại xe tốc chiến giống như chiến xa và cách đánh này cũng được nhiều đơn vị Hoa Kỳ áp dụng sau này.

* Từ đại đội Cơ giới đến các chi đoàn Thiết Thiết quân vận:
Đến hết tháng 10 năm 1962, hai đại đội Cơ giới trên đã tiêu diệt 517 CQ, bắt sống 203 CQ, trong khi sự tổn thất của hai đại đội này được ghi nhận là rất nhẹ: 4 tử trận và 13 bị thương. Sau giai đoạn thử nghiệm với kết quả khả quan, hai đại đội Cơ giới được cải thành chi đoàn cơ giới số 4 và số 5 trực thuộc Trung đoàn 2 Kỵ binh (sau đổi thành Thiết đoàn 2) đóng tại Mỹ Tho. Các trung đoàn 1 và 4 cũng được tái tổ chức vào cuối năm 1962. Trước đó, vào tháng 9, các chiến xa M 113 mới được giao cho một số chi đoàn và công tác huấn luyện được tiến hành vào những tháng tiếp theo. Đến tháng 5/1963 thì mọi kế hoạch tái trang bị đã hoàn tất, mỗi trung đoàn Kỵ binh Thiết giáp (thiết đoàn) có 1 chi đoàn Chiến xa M 24, 1 chi đoàn Trinh sát M 114, hai chi đoàn cơ giới M 113, ngoại trừ trung đoàn 2 Kỵ binh không có chi đoàn chiến xa nên được thêm một chi đoàn M 113.

Thời gian này, Thiết vận xa M 113 càng ngày càng trở thành một loại Thiết giáp đa dụng, có thể đi bất cứ nơi nào trong toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam kể cả những nơi tưởng rằng rất khó sử dụng cho Thiết giáp như ở Miền Tây sông ngòi chằng chịt. Bất cứ địa thế hiểm trở nào, M 113 cũng có cách thích ứng ngay. Trong năm 1963 nhiều chiến thuật, kỹ thuật và đơn vị mới được thử nghiệm trên chiến trường 4 vùng chiến thuật. Trong số những cải tiến này là loại xe M 113 được gắn thêm một khẩu đại liên 50. Nhưng trong trận Ấp Bắc tháng Giêng 1963, 14 xạ thủ đại liên 50 đại liên tử trận nên đã phải chế ra cái bững chống đạn bao quanh xạ thủ đại liên. Từ năm 1964, tất cả các M 113 đều được gắn lá chắn chống đạn bằng loại kim khí cứng đầy.

Về chiến xa, đến năm 1964, loại chiến xa M 24 Chaffes do Pháp để lại không có cơ phận thay thế vì khó mua, máy móc hư muốn sửa lại phải đưa sang Nhật. Trước thực trạng đó, đến giữa năm 1964, loại M 41A 3 Walker Bulldog nhẹ được chọn để thay thế M 24. Đợt chiến xa đầu tiên được giao cho binh chủng Thiết giáp vào tháng Giêng năm 1965 và đến cuối năm 1965 đã có 5 chi đoàn được trang bị và hoàn tất chương trình huấn luyện. Loại M41 A3 được các chuyên viên về chiến xa nhận xét là có nhiều ưu điểm và rất thích hợp với chiến trường Việt Nam. Trong khi các quân nhân Mỹ có thân hình to con thường chê loại M 41 không đủ chỗ cho họ, nhưng đối với quân nhân Việt Nam thì rất vừa vặn. Ngay trong thời gian đầu, loại M 41 A 3 đã chứng minh rằng Thiết giáp binh VNCH đã có sự chọn lựa đúng nhất vì đây là một loại chiến xa tác chiến rất hữu hiệu và các chiến binh Thiết giáp VNCH đã rất tinh nhuệ khi sử dụng.

Trong một tài liệu tịch thu được của CQ, có đoạn nói về sự kinh hoàng của Cộng quân trước sự hữu hiệu của chiến xa M 113, nguyên văn như sau: “Thiết giáp của địch xuất hiện trong lúc chúng ta yếu và vũ khí chống chiến xa của chúng ta thô sơ và hiếm. Chúng ta không có kinh nghiệm chống Thiết giáp, vì thế Thiết giáp của địch rất hữu hiệu và gây cho chúng ta nhiều khó khăn lúc đầu.”

Theo ghi nhận của các cấp chỉ huy Thiết giáp, trong thời gian đầu, CQ tránh không dám giao tranh với các xa đội M 113 mà quân sĩ đối phương gọi là những con rồng xanh, vì cái hình dáng của nó trong khi di động trên các cánh đồng bùn lầy phun lửa và khói. Dần dần CQ tìm cách để vô hiệu hóa M 113. Địch quân đào hầm hố trên các con đường ở miền Tây, những mìn bẫy chống chiến xa được gài hàng dọc hoặc tại những chỗ quẹo. Đầu năm 1963, CQ có loại đạn gây sức nóng để sử dụng cho loại súng đại liên của Trung Cộng cấp. Ngoài ra, các vũ khí chống chiến xa của CQ được tăng cường thêm với loại lựu đạn chống tăng PGN-2 bắn từ AK 47 và hỏa tiễn 57 ly.

Trong khi loại Thiết quân vận M 113 được phát triển mạnh trên chiến trường thì vũ khí của VC dùng để chống chiến xa cũng gia tăng. Đến năm 1965, các đơn vị cấp đại đội hoặc nhỏ hơn đều có trang bị vũ khí chống chiến xa, loại vũ khí hữu hiệu nhất của CQ vào thời kỳ này là hỏa tiễn RPG-2 của Nga và sau đó là hỏa tiễn B-40. Những loại vũ khí tuy đã gây khó khăn cho các cuộc hành quân có Thiết giáp tham dự, nhưng các chi đoàn Thiết kỵ vẫn giành được thế chủ động về hỏa lực trong các cuộc tấn công phối hợp với Bộ binh.

* Giai đoạn phát triển 64-1969:

Đến tháng 10 năm 1963, lực lượng Thiết giáp binh QL.VNCH có 4 trung đoàn TGKB đã được phối trí như sau: Trung đoàn 1 TGKB, bộ chỉ huy đóng ở Gò Vấp, thuộc Vùng 3 chiến thuật; Trung đoàn 2 TGKB đóng ở Mỹ Tho, thuộc Vùng 4 chiến thuật; Trung đoàn 3 TGKB, đóng ở Pleiku thuộc Vùng 2 chiến thuật; Trung đoàn 4 TGKB đóng tại Quảng Trị, sau dời vào Đà Nẵng, thuộc Vùng 1 chiến thuật. Từ 1964 đến 1967, các đơn vị chiến xa và Thiết quân vận đã có mặt trong hầu hết các cuộc hành quân quy mô do các bộ tư lệnh Sư đoàn/Khu chiến thuật tổ chức.
Trong hai năm 1968 và 1969, do nhu cầu chiến trường, nhiều thiết đoàn (danh xưng mới của các trung đoàn Thiết giáp) được thành lập thêm để yểm trợ cho các sư đoàn Bộ binh theo sự phối trí như sau: mỗi sư đoàn có một thiết đoàn yểm trợ. Vào thời gian này, Quân lực VNCH có 10 sư đoàn Bộ binh: 1, 2 (Quân đoàn 1), 22, 23 (Quân đoàn 2), 5, 18, 25 (Quân đoàn 3), 7, 9 và 21 BB (Quân đoàn 4).

* Lược ghi về chỉ huy trưởng đầu tiên của binh chủng Thiết giáp Quân lực VNCH:

- Trung tá Dương Ngọc Lắm: nguyên trung đoàn trưởng trung đoàn 3 Thám thính; giữ chức chỉ huy trưởng Thiết giáp binh QL.VNCH từ ngày 29/3/1955, năm 1958 rời binh chủng Thiết giáp, từ năm 1959 đến 1963, mang cấp đại tá và lần lượt giữ các chức vụ sau đây: tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh, tổng giám đốc Bảo An và Dân Vệ (giữa năm 1964 cải danh thành tư lệnh Địa phương quân và Nghĩa quân). Đầu tháng 2/1962 được thăng cấp thiếu tướng, kiêm nhiệm chức vụ Đô trưởng Đô thành Sài Gòn. Ngày 14 tháng 9/1964, giải ngũ vì bị trung tướng Nguyễn Khánh-thủ tướng, chủ tịch Hội đồng Quân đội Cách mạng nghi ngờ có liên quan đến vụ chính biến 13-9 do trung tướng Dương Văn Đức cầm đầu. Tướng Dương Ngọc Lắm là em rể của cố đại tướng Đỗ Cao Trí.

Binh Chủng Thiết Giáp VNCH
 · 
Shared publicly 


 
Thiết Giáp 113 Lội Nước.
Quân Lực VNCH 1963 (?)

Thiết giáp M113 đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa được thành lập với 30 chiếc, mỗi đại đội có 15 chiếc. Hai đơn vị này được đưa xuống hoạt động ở đồng bằng sông Cửu Long.

M113 được dùng như một loại “Taxi chiến trường” mang quân đến tận trận địa rồi đổ bộ tấn công mục tiêu.

M113 có khối lượng chiến đấu 12,3 tấn, vỏ nhôm dày 12-38mm, kíp chiến đấu 2 người và có thể chở theo 1 tiểu đội bộ binh. M113 được trang bị một đại liên 12,7 mm và hai trung liên 7,62 mm bắn được về phía bên sườn. Với vỏ thép có thể chịu được các loại đạn bộ binh thông thường cùng các cửa sổ nhỏ bên sườn, M113 đã trở thành một lo cốt di động khá lợi hại, bộ binh trong xe có thể chiến đấu trực tiếp khi xe đang chạy.

Với thiết kế khá nhỏ gọn, động cơ mạnh mẽ, M113 càng ngày càng trở thành một loại thiết giáp đa năng, có thể đi bất cứ nơi nào trong toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam, kể cả những nơi tưởng rằng rất khó sử dụng cho thiết giáp như ở Miền Tây sông ngòi chằng chịt. Bất cứ địa thế hiểm trở nào, M113 cũng có cách thích ứng ngay.

Trên chiến xa, mỗi người lính Thiết Giáp đều phải mang nón sắt. Nón sắt của lính Thiết Giáp VNCH giống như cái headphone nhưng có microphone để nói (gọi là cáp) và một cái switching (gọi là con rùa).
 
Có hai vị trí: một để dùng vô tuyến, một dùng intercom. Có một hộp control (điều khiển). Có thể cho phép tất cả mọi người nói và nghe, và có một vị trí mà cấp chỉ huy nói và nghe. Còn lại chỉ nghe mà không nói được.

Trên thiết xa M113 thì chỉ trưởng xa mới đeo cáp. Một cái speaker (loa) được gắn ngay chổ tài xế để cho tất cả nhân viên xa đội nghe lệnh. Sĩ quan chỉ huy cầm cây để điều khiển tài xế và các xạ thủ bắn mà không cần dùng intercom. Một tiểu  đoàn M113 có gần 20 chiếc tức là 20 đài. Nếu không khéo thì chả ai nghe hay nói gì được mà khi đụng trận thì lu bu lắm. Báo cáo, lệnh lạc sẽ rối mù nếu không ăn ý. Cho nên những sĩ quan mới về thường gặp khó khăn trong vấn đề liên lạc, nhận lệnh và ra lệnh.

Phần đông xe được trang bị ghế cho các trưởng xa. Có hai cây minigun tức đại liên sáu nòng. Đeo cáp rất bất tiện vì khi súng nổ không nghe hoặc nghe rất nhỏ trở ngại cho việc tác chiến không phân biệt được loại súng và hướng súng của địch quân cho nên khi tác chiến cáp chỉ được đeo một bên tai còn tai kia thì để nghe tiếng đạn.

Khi di chuyển ngoài quốc lộ thì đeo cáp rồi đội nón sắt lên trông rất lịch sự. Trong hình tài xế và xạ thủ chỉ đội nón sắt mà không đeo cáp."
 · 

No comments:

Post a Comment